Header Ads Widget

Hỏi đáp: Bị móm có nên niềng răng hay không?

Tình trạng răng móm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Để khắc phục tình trạng này, nhiều người đã suy nghĩ đến việc niềng răng. Liệu bị móm có nên niềng răng? Cùng tìm hiểu phương pháp niềng răng móm trong bài viết dưới đây.

Răng móm là tình trạng như thế nào?

Răng móm còn được gọi là khớp cắn ngược. Đây là một trong những dạng sai khớp cắn rất phổ biến với sự sai lệch tương quan giữa 2 hàm răng. Cụ thể, thông thường với răng phát triển bình thường thì khi khép miệng lại cung răng hàm trên sẽ bao phủ ra ngoài cung răng hàm dưới. Còn với người bị móm thì khớp cắn sẽ phát triển ngược lại - tức là răng hàm dưới phủ ra ngoài răng hàm trên.

Biểu hiện của răng móm là: Hàm dưới đưa ra trước khiến vùng môi dưới và cằm bị nhô ra. Khi quan sát mặt nhìn nghiêng sẽ thấy mặt bị lõm, mất hài hòa. Khi ngậm miệng lại, răng hàm dưới sẽ phủ ra ngoài răng hàm trên.

Nguyên nhân gây móm răng là:

  • Do di truyền: Nếu ông bà, bố mẹ bạn bị móm răng thì con cái sinh ra cũng có nguy cơ cao gặp tình trạng này;

  • Do răng: Một số trường hợp bị thiếu răng cửa hàm trên, làm giảm chiều dài cung răng trên hoặc răng cửa hàm trên mọc chậm dẫn tới không có điểm chặn răng cửa hàm dưới. Điều đó khiến cung răng hàm dưới bị trượt ra bên ngoài;

  • Do thói quen: Nhiều người có thói quen đưa hàm dưới ra trước, gây móm răng;

  • Do mất răng sớm: Mất răng cối sữa hàm dưới sớm là một trong những nguyên nhân gây móm răng. Tình trạng này làm răng hàm dưới trượt ra trước để buộc phải thực hiện chức năng nhai;

  • Do khớp: Dây chằng khớp thái dương hàm bị lỏng lẻo là nguyên nhân dễ làm hàm dưới trượt ra trước;

  • Do nội tiết: Tình trạng rối loạn chức năng tuyến yên làm ảnh hưởng tới sự phát triển của xương hàm dưới, gây móm;

  • Do cơ: Lưỡi hoạt động quá mức làm hàm dưới bị đẩy ra ngoài, gây mất cân bằng giữa cơ môi, má và lưỡi.

Vậy răng móm có nên niềng răng không?

Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chỉnh nha như dây cung và mắc cài để sắp xếp răng về đúng vị trí như mong muốn trên cung hàm.

Vậy người bị móm có nên niềng răng không? Theo các bác sĩ, người bị móm hoàn toàn có thể niềng răng được. Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân mà phương pháp chỉnh răng móm sẽ khác nhau. Niềng răng có thể khắc phục tình trạng móm với hiệu quả tùy từng trường hợp, mức độ móm. Để được xác định rõ phương hướng điều trị móm, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ nha khoa kiểm tra, tư vấn kỹ càng.

Với trường hợp bị móm do răng thì phương pháp niềng răng có hiệu quả vượt trội. Với trường hợp móm do xương hàm, khiến xương hàm mặt và xương sọ mất cân đối thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật chỉnh hình để đạt hiệu quả tốt nhất. Còn nếu bệnh nhân vừa móm do răng vừa móm do hàm thì cần kết hợp cả niềng răng và phẫu thuật hàm.

Niềng răng móm giúp:

  •  Khắc phục tình trạng móm toàn diện: Niềng răng giúp giải quyết tình trạng răng móm, mang lại cho người bệnh hàm răng đều đẹp và giúp bạn có gương mặt hài hòa, 2 hàm cân đối, khớp cắn chuẩn;

  • Đảm bảo kết quả chỉnh nha vĩnh viễn: Với phương pháp niềng răng, nếu bệnh nhân có chế độ chăm sóc tốt và tuân thủ việc đeo hàm duy thì theo chỉ định của bác sĩ thì sẽ duy trì được kết quả vĩnh viễn;

  • Cải thiện rõ chức năng ăn nhai và dễ vệ sinh răng miệng: Khi khớp cắn không còn lệch nhờ việc niềng răng, chức năng ăn nhai của bệnh nhân được cải thiện và việc vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn;

  • An toàn tuyệt đối, không ảnh hưởng tới chức năng răng: Tần suất tác động của các khí cụ niềng răng khá nhịp nhàng, giúp răng ổn định nhanh sau mỗi lần chịu lực kéo. Do vậy, khi kết thúc quá trình chỉnh nha, người bệnh không sợ răng bị yếu đi. Đồng thời, chỉnh nha không tác động nhiều lên răng hoặc cần mài bớt răng như phương pháp bọc răng sứ nên gần như không tác động lên răng.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc bị móm có nên niềng răng không? Nếu bạn đang gặp tình trạng này hãy tới các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn giải pháp phù hợp nhất. 

>>> Xem thêm: 
https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-cho-tre-15-tuoi-gia-bao-nhieu-nha-khoa-thuy-anh/