Header Ads Widget

Cùng tìm hiểu về hút mỡ bụng thẩm mỹ

Trong các giải pháp giảm cân, tôn dáng thì hút mỡ bụng là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất. Hút mỡ bụng đã được sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ từ nhiều năm nay. Tuy vậy, vẫn có nhiều hiểu lầm về phương pháp thẩm mỹ này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho người sử dụng. Do đó, hãy cùng ThamMy.net có sẵn tìm hiểu những thông tin cần thiết để hiểu hơn về biện pháp làm đẹp này.

Hút mỡ bụng là gì?

Ra đời từ năm 1921, phẫu thuật hút mỡ được sử dụng rộng rãi trong hai lĩnh vực: thẩm mỹ làm đẹp và y tế. Trong đó, hút mỡ bụng thường được ứng dụng trong mảng phẫu thuật thẩm mỹ và được nhiều người ưa chuộng.

Hút mỡ là một loại phẫu thuật thẩm mỹ giúp loại bỏ mỡ thừa ở những vùng không giảm được bằng các phương pháp giảm cân thông thường như ăn kiêng và tập thể dục. Những vùng trên cơ thể thường được hút mỡ có thể kể đến như:

- Bụng

- Mông đùi

- Bắp tay và bắp chân

- Ngực và lưng

- Mỡ cằm và cổ

Hút mỡ bụng là hình thức phẫu thuật thường được lựa chọn bởi vùng mỡ bụng thường khó loại bỏ thông qua các phương pháp giảm cân thông thường. Mục đích của hút mỡ bụng là giảm lượng mỡ tại vùng bụng một cách nhanh chóng, giúp cơ thể có được đường cong cân đối một cách nhanh chóng. Sau khi hút mỡ bụng, da sẽ tự tạo khuôn theo hình dạng mới của vùng được điều trị.

Nếu bệnh nhân có cơ địa da sáng, mịn màng và độ đàn hồi tốt, vùng da phẫu thuật sẽ về lại nguyên trạng. Nếu da của bệnh nhân mỏng và bị giảm tính đàn hồi (ở bệnh nhân lớn tuổi, lượng collagen thiếu hụt), da ở vùng điều trị có thể trông nhăn nheo, lỏng lẻo. Hút mỡ bụng cũng không giúp cho da bị lõm do sần sùi hoặc những khác biệt khác trên bề mặt da trở lại nguyên trạng. Hút mỡ bụng đơn thuần cũng không đem lại hiệu quả loại bỏ vết rạn da.

Với sự quan tâm nồng nhiệt của các tín đồ làm đẹp, hút mỡ nói chung và hút mỡ bụng nói riêng đã đạt được nhiều sự phát triển vượt bậc trong suốt bốn thập kỷ qua và dần trở thành phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện thường xuyên nhất trên thế giới. Ở Mỹ, gần 200.000 ca hút mỡ được thực hiện hằng năm. Trên toàn thế giới, phẫu thuật hút mỡ cũng chiếm gần 20% các ca phẫu thuật thẩm mỹ.

Đối tượng nên hút mỡ bụng

Những đối tượng nên hút mỡ bụng có thể kể đến:

- Đối tượng có cân nặng trung bình hoặc hơn trung bình một chút (BMI cơ thể không quá 25).

- Đối tượng có cân nặng không thay đổi bất thường trong 6 – 12 tháng trước khi phẫu thuật.

- Đối tượng có vùng da cần phẫu thuật căng bóng, có độ đàn hồi tốt (nhiều protein elastin) và cơ bắp săn chắc.

- Đối tượng đảm bảo sức khoẻ thực hiện phẫu thuật.

- Đối tượng có các mô mỡ khó loại bỏ và hầu như không đáp ứng với ăn kiêng và tập thể dục.

- Đối tượng không hút thuốc.

- Đối tượng có nhu cầu cải thiện đường cong hình thể và đã được xác minh việc loại bỏ mỡ thừa sẽ hỗ trợ tái tạo hình thể như mong muốn.

Một vấn đề mà nhiều người hay nhầm lẫn về đối tượng nên hút mỡ bụng đó là hút mỡ bụng sẽ hiệu quả với đối tượng thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, trên thực tế hút mỡ bụng chống chỉ định đối với bệnh nhân béo phì, ngoài ra còn có:

- Bệnh nhân nghiện rượu và thuốc lá.

- Bệnh nhân chưa đủ 18 tuổi.

- Bệnh nhân có tiền sử bệnh về thể chất lẫn tinh thần như tim mạch, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, rối loạn ăn uống, trầm cảm, ám ảnh tâm lý về cân nặng hình thể,…

Quy trình hút mỡ bụng đạt chuẩn y khoa

Quy trình chung của một buổi phẫu thuật hút mỡ bụng như sau:

- Bước 1: Đánh dấu vùng cơ thể phẫu thuật. Bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu chụp ảnh vùng phẫu thuật trước khi tiến hành để có thể so sánh hiệu quả phẫu thuật sau khi hồi phục.

- Bước 2: Gây mê toàn thân. Có hai loại thuốc mê là thuốc mê đường hô hấp và thuốc mê đường tĩnh mạch. Các bác sĩ thẩm mỹ hoặc chuyên gia y tế sẽ gợi ý loại thuốc mê phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

- Bước 3: Quá trình phẫu thuật được tiến hành: Đầu tiên, bác sĩ sẽ truyền thuốc gây tê cục bộ đã pha loãng để giảm chảy máu và chấn thương. Sau đó, một ống rỗng mỏng, hoặc ống thông, được đưa vào qua các vết mổ để làm lỏng mỡ thừa bằng các xung giao động tới lui có kiểm soát. Mỡ béo bị đánh lỏng khỏi mô sau đó được hút ra khỏi cơ thể bằng máy hút phẫu thuật hoặc ống tiêm gắn vào ống thông.

- Bước 4: Khâu vết thương và kết thúc phẫu thuật hút mỡ bụng.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân được khuyến cáo không sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), thuốc chống đông máu,… Bệnh nhân cũng sẽ được yêu cầu các xét nghiệm máu để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc mê cũng như khi thực hiện phẫu thuật.

Kết quả sau phẫu thuật sẽ được đánh giá sau khi tình trạng sưng tấy và giữ nước thường gặp sau khi hút mỡ bụng. Quy trình hút mỡ bụng thường an toàn và hiệu quả khi được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín và các bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn.

Các phương pháp hút mỡ bụng

Các phương pháp hút mỡ bụng ngày một cải tiến và đa dạng. Một số phương pháp có thể kể đến như:

Hút mỡ truyền thống

Đây là loại hút mỡ phổ biến nhất. Bác sĩ phẫu thuật tiêm hỗn hợp nước muối và hai loại thuốc vào khu vực đang được điều trị. Nước muối hỗ trợ loại bỏ chất béo. Một loại thuốc giảm đau. Các loại thuốc khác thu hẹp các mạch máu.

Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch những vết nhỏ trên da và luồn một ống mỏng vào dưới da. Ống này được kết nối với máy hút chân không áp suất cao để hút chất béo và chất lỏng ra khỏi cơ thể.

Hút mỡ hỗ trợ siêu âm (UAL)

Loại hút mỡ này đôi khi được sử dụng kết hợp với hút mỡ truyền thống. Trong phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật sử dụng rung động siêu âm để tạo sóng năng lượng phá vỡ cấu trúc tế bào giúp các chất béo thoát ra khỏi màng tế bào.

Một loại UAL mới được gọi là hút mỡ VASER (khuếch đại cộng hưởng rung động năng lượng sóng âm – vibration amplification of sound energy at resonance) với nhiều ưu điểm như tác động chọn lọc vào mô mỡ, hạn chế tổn thương sưng tấy và rút ngắn thời gian hồi phục.

Hút mỡ có hỗ trợ bằng laser (LAL)

Trong quá trình LAL , bác sĩ phẫu thuật đưa một sợi laser qua một vết cắt nhỏ trên da và phá vỡ các chất béo tích tụ. Chất béo sau đó được loại bỏ bằng một ống mỏng.

Hút mỡ trợ rung (hút mỡ có trợ lực (PAL))

Loại hút mỡ này sử dụng một ống mỏng di chuyển qua lại rung lắc. Độ rung cho phép bác sĩ phẫu thuật lấy mỡ cứng ra dễ dàng hơn và nhanh hơn. Phương pháp này có thể ít gây đau và sưng hơn. Nó cũng có thể cho phép bác sĩ phẫu thuật loại bỏ mỡ chính xác hơn. Bác sĩ phẫu thuật có thể chọn kỹ thuật này nếu cần loại bỏ nhiều mỡ hoặc nếu bệnh nhân đã từng hút mỡ trước đó.

Ưu điểm và tác hại của hút mỡ bụng

Ưu điểm của hút mỡ bụng

- Hút mỡ bụng hỗ trợ giảm mỡ bụng một cách nhanh chóng trong từ 4 – 6 tuần sau phẫu thuật.

- Hút mỡ bụng giúp cơ thể có đường cong hình thể như mong muốn mà đôi khi việc tập thể dục không thể mang lại.

- Trong trường hợp bệnh nhân đã nỗ lực ăn kiêng và tập thể dục trong nhiều năm mà vẫn không giảm được vùng mỡ bụng như mong muốn, hút mỡ bụng là phương pháp tối ưu và an toàn giúp bệnh nhân loại bỏ mỡ bụng.

- Cơ thể ít để lại sẹo mà vẫn thành công loại bỏ nhiều mô mỡ.

Tác hại của hút mỡ bụng

Hút mỡ bụng là phương pháp phẫu thuật phổ biến và được đánh giá an toàn nếu được tư vấn và thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm. Tuy vậy, đây là hình thức phẫu thuật xâm lấn và có những tác hại cụ thể như:

- Sưng tấy vùng phẫu thuật có thể kéo dài tới 6 tháng.

- Thay đổi màu da và tính đàn hồi vùng da phẫu thuật.

- Cảm giác tê đôi khi kéo dài 6 – 8 tuần sau phẫu thuật.

- Đau hoặc khó chịu do vết mổ phẫu thuật.

- Vết thương lâu lành, chảy máu và dịch tại vết mổ.

- Đường cong hình thể không đạt như ý muốn. Đôi khi còn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như biến dạng cấu trúc cơ thể.

- Bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chi phí hút mỡ bụng là bao nhiêu tiền?

Chi phí hút mỡ bụng dao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu. Chi phí này tuỳ thuộc vào vùng bụng hút mỡ, phương pháp hút mỡ cũng như mức giá của các cơ sở thẩm mỹ. Bạn nên tham khảo các cơ sở thẩm mỹ uy tín lành nghề với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, trình độ bằng cấp cao để lựa chọn gói phẫu thuật hút mỡ bụng phù hợp với túi tiền.

Biến chứng hút mỡ bụng có thể gặp phải

Bệnh nhân phải được tư vấn trước khi làm thủ thuật rằng một số biến chứng chắc chắn có thể xảy ra, chẳng hạn như bầm tím sau phẫu thuật. Sau đây là một số biến chứng phổ biến mà các bác sĩ và bệnh nhân cần lưu ý:

Biến chứng phổ biến nhất của hút mỡ

- Sự hiện diện của vết bầm tím và biến dạng lồi lõm, bất đối xứng cơ thể: Các vết bầm tím sau phẫu thuật chắc chắn sẽ xảy ra và có thể mất ít nhất ​​1 đến 2 tuần để phục hồi. Ngoài ra, phù nề do giữ dịch sau phẫu thuật có thể mất vài tuần để tiêu biến, do đó, hình dạng và đường viền cuối cùng có thể không rõ ràng cho đến khi tình trạng sưng tấy đó đã hết.

- Tụ dịch: Tình trạng giữ nước sau hút mỡ dẫn tụ dịch dưới da. Trong một số trường hợp bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để đặt các ống dẫn lưu dịch.

- Tăng cân tạm thời

Biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong

Biến chứng nguy hiểm về mạch máu:

Đây là dạng biến chứng nguy hiểm nhưng rất hiếm gặp do việc phá vỡ mô mỡ tạo các mảng chứa lipid nhỏ trong mạch máu và tập trung đến các cơ quan như phổi và não bao gồm thuyên tắc mỡ (biểu hiện khó thở và khó thở), huyết khối tĩnh mạch sâu (đau ở vùng bắp chân và sưng chân) và thuyên tắc phổi (dấu hiệu khó thở và nhịp tim nhanh).

Chăm sóc y tế khẩn cấp cho những tình trạng này rất quan trọng do biến chứng có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, việc tìm hiểu thông tin tiền sử bệnh của bệnh nhân, điều trị dự phòng bằng thuốc chống đông máu và khuyến khích đi lại khi bệnh nhân hồi phục sau phẫu thuật sẽ giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm.

Độc tính của lidocaine:

Tài liệu đã chứng minh rằng khi được sử dụng trong các dung dịch truyền, chất gây tê cục bộ lidocain có thể sử dụng một cách an toàn với liều lượng khuyến cáo thông thường là gần 35 mg/kg.

Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể rơi vào tình trạng nhiễm độc thuốc gây tê. Sự nguy hiểm của độc tính này là do bệnh nhân dưới tác dụng của gây mê toàn thân đã rơi vào tình trạng mê man, tê quanh miệng nên không thể thông báo cho bác sĩ. Do đó, độc tính của lidocain có thể không được nhận thấy cho đến khi xuất hiện các bất thường về tim mạch và thần kinh trung ương như ngưng tim, co giật.

Việc kiểm soát độc tính của thuốc gây tê cục bộ bao gồm ngừng gây tê cục bộ và sử dụng oxy, thuốc để ngăn ngừa và/hoặc kiểm soát cơn co giật (ví dụ: benzodiazepin) và truyền nhũ tương lipid 20% bắt đầu bằng một liều bolus 100 mL trong 2 đến 3 phút và sau đó 200 đến 250 mL truyền trong 15 đến 20 phút tiếp theo.

Nhiễm trùng:

Nhiễm trùng da rất hiếm nhưng có thể xảy ra. Nhiễm trùng da nặng có thể đe dọa tính mạng.

Thủng nội tạng:

Nếu ống thông được sử dụng trong phẫu thuật thâm nhập quá sâu, nó có thể làm thủng cơ quan nội tạng. Lúc này, bác sĩ cần yêu cầu phẫu thuật khẩn cấp để khắc phục hậu quả.

Lưu ý sau khi phẫu thuật hút mỡ bụng

Sau khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về các tác dụng phụ và biến chứng có thể gặp cũng như thời gian phục hồi của bệnh nhân. Bệnh nhân cần tuân thủ các khuyến cáo của bác sĩ về chế độ ăn uống, hoạt động và nghỉ ngơi. Ngoài ra bệnh nhân cần theo dõi tình trạng cơ thể để dự phòng những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện.

Bệnh nhân cũng cần dùng thuốc giảm đau và kháng viêm theo y lệnh của bác sĩ để giảm tình trạng đau, sưng và bầm tím sau khi làm thủ thuật. Bệnh nhân cũng cần thay băng và vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân có thể được yêu cầu mặc loại quần áo bó sát đặc biệt để giảm tình trạng sưng.

Sau thủ thuật, bác sĩ phẫu thuật có thể để hở vết mổ của bệnh nhân hoặc đặt ống dẫn lưu tạm thời để giúp chất dịch thoát ra khỏi cơ thể. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi vài ngày trước khi quay lại làm việc và sinh hoạt như bình thường. Với một số hoạt động thể chất như tập thể dục, bưng bê vận động mạnh,… Bệnh nhân cần mất vài tuần để thực hiện như bình thường.

Trong thời gian này, cơ thể sẽ có một số khác biệt về hình dạng khi phần mỡ còn lại ổn định vào vị trí. Bệnh nhân sẽ mất vài tuần đến vài tháng để vết sưng giảm bớt và thấy được kết quả cuối cùng.

Sau khi đạt được kết quả phẫu thuật như mong muốn, bệnh nhân nên tuân theo chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục để duy trì hiệu quả.

Nguồn: ThamMy.net