Như chúng ta đã biết, phổi là cơ quan giúp trao đổi khí nhằm cung cấp cho cơ thể lượng oxy cần thiết và thải lượng khí CO2 ra ngoài. Phổi rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài cơ thể, cho nên chúng ta cần có những cách giúp bổ phổi để lá phổi trở nên khỏe mạnh. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết làm sao để phổi khỏe mạnh.
1. Ngừng hút thuốc lá
Khói
thuốc lá có thể thu hẹp và làm viêm đường thở và khiến cho bạn bị khó thở hơn.
Nó có thể gây kích ứng phổi của bạn và khiến bạn bị ho dai dẳng. Theo thời
gian, khói phá hủy mô tại phổi và hút thuốc lá là nguyên nhân số 1 gây ra ung
thư phổi và là nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
COPD một tình trạng làm tổn thương các phế nang nhỏ trong phổi có chức năng xử
lý oxy.
Cho
nên, cần cái thuốc lá nếu như bạn đang hút thuốc lá và tránh môi trường có khói
thuốc lá để không hít phải khói thuốc. Việc ngừng hút thuốc lá không chỉ khiến
phổi khỏe mạnh mà còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và nhiều bệnh lý mạn tính
khác.
2. Kiểm tra nhà của bạn để tránh tiếp xúc với chất Radon
Uranium
là một chất tự nhiên trong đá, đất và nước chúng sẽ bị phân hủy để tạo thành
khí radon. Bạn không thể ngửi, sờ hay nhìn thấy nó nhưng chính nó lại là nguyên
nhân số 2 gây ra bệnh ung thư phổi. Nó xâm nhập vào các tòa nhà thông qua các vết
nứt và lỗ trên sàn và tường, xung quanh hệ thống ống nước và dây điện. Các hạt
phóng xạ có thể gây hại cho phổi khi bạn hít vào hoặc nuốt phải các hạt này. Một
thiết bị kiểm tra đơn giản có thể cho bạn biết nếu có mức độ cao trong nhà của
bạn.
3. Làm sạch thảm trong nhà
Nếu
trong nhà dùng thảm thì bạn nên hút bụi thảm ba lần một tuần và làm sạch bằng
hơi nước hàng năm. Đó là vì trong thảm có thể có nấm mốc, phân gián, mạt bụi, bụi
bẩn bay vào không khí, virus, vi khuẩn khu trú và những thứ đó có thể vào phổi
của bạn. Ngay cả những hóa chất được sử dụng để sản xuất và lắp đặt thảm cũng
có thể gây ra các vấn đề về phổi. Nếu việc hút bụi quá nhiều lần trong tuần gây
khó khăn đối với bạn, hãy xem xét sử dụng sàn có bề mặt cứng, như gạch hoặc gỗ,
sẽ dễ dàng giữ sạch hơn.
4. Duy trì hoạt động thường xuyên
Bạn
có thể đã biết rằng tập thể dục giúp giữ cho trái tim khỏe mạnh, nhưng nó cũng
là cách giúp phổi khỏe mạnh. Nó thậm chí có thể cải thiện các triệu chứng của một
số bệnh phổi lâu dài như viêm phế quản mạn tính, hen phế quản...Nếu việc đến
phòng tập thể dục không phải là sở thích của bạn, đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp,
bơi lội hoặc chơi tennis thường xuyên có thể giúp ích tương tự như vậy. Cố gắng
duy trì khoảng 30 phút mỗi ngày và tối thiểu năm lần một tuần. Lưu ý cần nói
chuyện với bác sĩ về kế hoạch tập thể dục của bạn nếu bạn đã gặp vấn đề về hô hấp
hoặc mắc các bệnh mạn tính khác và luôn lắng nghe cơ thể khi tập.
5. Kiểm tra thiết bị trong gia đình
Bất
cứ nơi nào khí bị đốt cháy, như trong một số bếp nấu ăn, lò nướng và lò sưởi,
nó đều tạo ra một chất hóa học gọi là oxit nitơ. Khí này có thể làm cho bạn bị
mắc bệnh viêm phổi và gây ra các triệu chứng như ho và thở khò khè, nguy cơ gây
ra bệnh hen suyễn với những người có cơ thể dị ứng. Bạn cũng có thể tạo ra nó
khi đốt gỗ, dầu, than hoặc dầu hỏa. Đảm bảo rằng các thiết bị của bạn được lắp
đặt đúng cách và có nơi thoát khí tránh lưu trữ khí đó trong không gian hẹp,
thường xuyên bảo trì để tránh tình trạng hư hỏng.
6. Có những biện pháp loại bỏ gián ra khỏi không gian sống
Phân
và các mảnh cơ thể của gián sẽ biến thành bụi trên sàn nhà, ga trải giường,
chăn và đồ đạc. Khi nó bị một lực tác động nào đó khiến nó bay vào không khí,
nó có thể gây ra dị ứng và các vấn đề về phổi khác. Trẻ em tiếp xúc với bụi này
khi còn nhỏ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Cho nên để phổi khỏe mạnh
thì việc kiểm soát nhà để tránh những con côn trùng này rất hữu ích và cố gắng
giữ cho ngôi nhà luôn sạch sẽ, khô ráo nhất có thể, đặc biệt là các đồ dùng bằng
vải và thảm.
7. Làm sạch máy tạo ẩm trong gia đình
Nó
chỉ là một thiết bị đơn giản đưa hơi ẩm vào không khí để giúp bạn thở dễ dàng
hơn hơn và tránh bị khô đường hô hấp. Nhưng nếu bạn không làm sạch máy tạo ẩm,
nó có thể phát triển một loại nấm trong không khí có thể lây nhiễm và gây ra
viêm phổi. Đó là lý do tại sao điều quan trọng khi sử dụng máy tạo ẩm là phải
thay bộ lọc và bảo trì thường xuyên máy tạo ẩm cũng như hệ thống làm mát và sưởi
ấm không khí của gia đình. Chúng có thể là ổ chứa vi sinh vật gây bệnh và cũng
có thể tạo điều kiện tốt nhất cho nó phát triển.
8. Uống nhiều nước
Có
một lớp màng nhầy mỏng bên trong đường hô hấp. Khi uống đủ nước trong ngày, lớp
niêm mạc này sẽ loãng hơn và mỏng đi, giúp đường hô hấp mở rộng hơn và phổi hoạt
động tốt hơn. Giữ đủ nước là điều đặc biệt quan trọng nếu bạn bị COPD vì nó khiến
bạn dễ dàng ho ra chất nhầy trong phổi và giảm nguy cơ biến chứng của bệnh này.
9. Thực hiện các bài tập thở
Nếu bạn thắc mắc bài tập cho phổi khỏe mạnh thì đó chính là tập thở bổ phổi. Nó giúp cho phổi trao đổi khí tốt hơn, hạn chế sự tồn đọng của cặn trong phổi. Điều đó chính cơ sở của các bài tập thở được thiết kế để giúp những người mắc các bệnh về phổi như hen suyễn và COPD những bệnh này có thể giữ lại cặn phổi và làm mất đi sự đàn hồi tự nhiên của phổi. Cách tập thở khá đơn giản chỉ cần ngồi hoặc nằm thư giãn sau đó tập chung vào hơi thở, cố gắng hít thật sâu phình bụng(thở bằng bụng) rồi thở ra bằng miệng. Ngoài ra, bạn có thể gặp các chuyên gia được đào tạo, những người này được gọi là chuyên gia phục hồi chức năng phổi có thể giúp bạn thực hiện chúng một cách chính xác.
10. Rửa tay thường xuyên
Nhiễm
trùng đường thở, như cảm lạnh, cảm cúm có thể xâm nhập vào phổi và gây ra các vấn
đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn có thể tự bảo vệ mình và tránh xa vi sinh vật gây
bệnh nếu rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trẻ em điều
này giúp giảm hẳn nguy cơ bệnh đường hô hấp. Đồng thời bạn cần đánh răng hai lần
một ngày, và đến nha sĩ ít nhất hai lần một năm để lấy cao răng và điều trị bệnh
răng miệng nếu có vì nó có thể là nguyên nhân gây bệnh ở phổi. Nên tránh xa những
nơi đông người khi đi học và làm việc nếu bạn bị bệnh để không lây nhiễm cho
người khác. Ngoài ra, nên tiêm phòng chủng ngừa để hạn chế các tác nhân gây bệnh.
11. Kiểm tra chất lượng không khí nơi ở và làm việc
Chỉ
số Chất lượng không khí (AQI) là theo dõi ô nhiễm có thể đến từ các nhà máy, hỏa
hoạn, ô tô, bụi, phấn hoa và các nguồn khác trên thang điểm từ 0 đến 500. Nhận
các thông báo tại địa phương trên tin tức hoặc kiểm tra trực tuyến để biết mức
độ ô nhiễm không khí. Không khí bẩn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng mức độ
cao đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em, người lớn trên 65 tuổi và những người
bị bệnh về đường hô hâp, bệnh mạn tính. Khi mức độ thực sự cao, thường an toàn
hơn nếu ở trong nhà và hạn chế tối đa ra ngoài.
12. Cười nhiều hơn
Đây
là một bài tập tuyệt vời cho cơ của bạn và nó cũng giúp tăng lượng không khí mà
phổi của bạn có thể tiếp nhận từ đó giúp phổi khoẻ mạnh. Giống như thể thao, chạy
bộ hoặc tập thở, một tiếng cười sảng khoái sẽ loại bỏ không khí tồn dư trong phổi
để nhường chỗ cho không khí trong lành vào phổi nhiều hơn.
13. Kiểm tra thường xuyên
Cách
kiểm tra phổi khỏe mạnh hay không là một biện tốt để phát hiện bệnh tật trước
khi chúng khó kiểm soát được. Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với các
như ung thư phổi, bệnh này có thể không gây ra các triệu chứng rõ ràng cho đến
khi chúng đã ở giai đoạn muộn. Nói với bác sĩ của bạn về bất kỳ thay đổi nào bạn
nhận thấy trong cách thở, từ đó bác sĩ có thể thăm khám bằng cách nghe phổi và
có thể làm các xét nghiệm có thể giúp tìm ra bệnh lý bất thường.